• Sĩ quan

    Các sĩ quan trong hải quân có cấp bậc lương từ O-1 đến O-10 trong đó bậc lương cao nhất là O-10; những người có bậc lương giữa O-1 đến O-4 được xem là các sĩ quan bậc thấp; O-5 và O-6 là cao cấp. Các sĩ quan từ bậc lương O-7 đến O-10 được gọi là các tướng soái (flag officer) hay "đô đốc". Việc thăng chức đến bậc lương O-8 (chuẩn đô đốc được dựa trên thành tích của một sĩ quan và do chính mình báo cáo và được cấp trên phê chuẩn. Việc thăng chức đến cấp phó đô đốc (O-9) và đô đốc (O-10) dựa trên vị trí công tác đặc biệt được giao phó và phải được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn. Cấp bậc trên đô đốc là thủy sư đô đốc (O-11) chỉ được gắn cho bốn sĩ quan trong thời Đệ nhị Thế chiến và chỉ có ý định tưởng thưởng trong lúc có chiến tranh được tuyên bố (tuyên chiến). Năm 1899, một cấp bậc thủy sư đô đốc có tên gọi tiếng Anh là "Admiral of the Navy" được tạo ra để tưởng thưởng cho đô đốc George Dewey, anh hùng của cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nhưng với điều kiện cấp bậc này không còn hiện hữu khi ông mất.[28][29] Các sĩ quan thường được chia thành hai nhóm là sĩ quan chủ lực và sĩ quan công chính. Đến lượt sĩ quan chủ lực được phân ra thành hai nhóm nhỏ là có giới hạn và không giới hạn. Sĩ quan chủ lực không giới hạn là thuộc thành phần tư lệnh tác chiến và có quyền chỉ huy các con tàu, các phi đoàn không lực, và các đơn vị hành quân đặc biệt. Các sĩ quan chủ lực có giới hạn thì tập trung vào các lĩnh vực không liên quan đến tác chiến như kỹ thuật và bảo trì; nhóm này không đủ chuẩn để chỉ huy các đơn vị tác chiến. Các sĩ quan công chính là những chuyên viên trong những lĩnh vực chuyên môn của họ và không có liên quan đến quân sự như y tế, khoa học, luật pháp hay kỹ sư công chính. Xem tiếp >>[...]

  • Hải quân Hoa Kỳ

    Hoạt động 13/10/1775[1]–đến nay Quốc gia Hoa Kỳ Quân chủng Hải quân Lực lượng 319.950 người 284 tàu chiến +3700 phi cơ 11 Hàng không mẫu hạm 9 tàu tấn công đổ bộ 8 tàu vận tải viễn chinh 12 tàu vận tải bến 22 Tuần dương hạm 62 khu trục hạm 23 khinh hạm 3 tàu tác chiến duyên hải 71 tàu ngầm Bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bộ Hải quân Hoa Kỳ Tổng hành dinh Ngũ Giác Đài Khẩu hiệu "Non sibi sed patriae" (không vì mình mà vì quốc gia) Màu sắc Hành khúc Anchors Aweigh Tham chiến Chiến tranh Cách mạng Mỹ Chiến tranh Mỹ-Mexico Nội chiến Hoa Kỳ Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha Chiến tranh Mỹ-Philippines Chiến tranh chống Nghĩa Hòa Đoàn Đệ nhất Thế chiến Đệ nhị Thế chiến Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh vùng vịnh Chiến tranh Kosovo Chiến tranh Afghanistan Chiến tranh Iraq Các tư lệnh Tư lệnh HQ Đô đốc Jonathan W. Greenert Tư lệnh phó HQ Đô đốc Mark Ferguson Phi cơ sử dụng Cường kích F/A-18AC/D, F/A-18E/F Super Hornet, F-35C Điện tử E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G Khu trục F/A-18C/D, F/A-18E/F Trực thăng UH-1, SH-3, CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60 Tuần tra P-3, P-8 Thám thính RQ-2 Huấn luyện F-5, F-16N, T-2C, T-6, T-34, T-39, T-44, T-45, TH-57 Vận tải C-2, C-12, C-20, C-40, C-130 . xem tiếp >> [...]

  • Cơ sở và căn cứ trên bờ

    Các bộ tư lệnh đặt trách trên bờ tồn tại để hỗ trợ sứ mệnh của các hạm đội đi biển qua việc sử dụng các cơ sở vật chất trên bờ. Các cơ sở vật chất trên bờ rất là cần thiết cho các hoạt động liên tục và sẵn sàng của các lực lượng hải quân qua việc cung cấp nhiều dịch vụ như sửa chữa tàu, tiếp vận,... Nhiều bộ tư lệnh khác nhau hiện diện đã phản ánh được mức độ phức tạp của Hải quân Hoa Kỳ ngày nay gồm có các hoạt động tình báo hải quân đến viện huấn luyện nhân sự đến việc bảo trì các cơ sở vật chất. Hai bộ tư lệnh trông coi về việc sửa chữa và tiếp vận là Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân (Naval Sea Systems Command) và Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Không lực Hải quân (Naval Air Systems Command). Các bộ tư lệnh khác như Cục Tình báo Hải quân (Office of Naval Intelligence), Cơ quan Quan sát Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Observatory), và Đại học Chiến tranh Hải quân (Naval War College) tập trung vào chiến lược và tình báo. Các bộ tư lệnh đào tạo gồm có Trung tâm Chiến tranh Không lực và Tấn công Hải quân (Naval Strike and Air Warfare Center) và Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân duy trì một số bộ tư lệnh các lực lượng hải quân để điều hành các cơ sở vật chất trên bờ và phục vụ như các đơn vị liên lạc với các lực lượng trên bộ địa phương thuộc không quân và lục quân. Các bộ tư lệnh này nằm dưới quyền của các tư lệnh hạm đội. Trong thời chiến tranh, tất cả các lực lượng hải quân được tăng cường để trở thành các lực lượng đặc nhiệm của một hạm đội chính. Một số bộ tư lệnh lực lượng hải quân lớn hơn tại Thái Bình Dương gồm có Các lực lượng Hải quân tại Triều Tiên (Commander Naval Forces Korea), Các lực lượng Hải quân tại Marianas (Commander Naval Forces Marianas), và Các lực lượng Hải quân tại Nhật Bản (Commander Naval Forces Japan) Xem tiếp >>[...]

  • Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command)

    Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command) không chỉ phục vụ Hải quân Hoa Kỳ mà còn phục vụ toàn thể Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong vai trò là cơ quan vận tải quân dụng đường biển. Cơ quan này vận chuyển trang bị, xăng dầu, đạn dược, và các vật liệu hàng hóa khác cho Quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trên 95% đồ tiếp liệu cần thiết cho Quân đội Hoa Kỳ được Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự vận chuyển.[24] Cơ quan này có khoảng 120 tàu vận tải và khoảng 100 chiếc trừ bị. Bộ tư lệnh này là độc nhất vô nhị vì nhân lực trên các tàu của nó không phải là các quân nhân Hải quân hiện dịch mà là các nhân viên dân sự hay các thủy thủ thương mại hợp đồng. Xem tiếp >>[...]

  • Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Special Warfare Command)

    Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Special Warfare Command) được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1987 tại Căn cứ Đổ bộ Hải quân Coronado ở San Diego, California. Nó hoạt động như một thành phần hải quân của Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ (United States Special Operations Command) có tổng hành dinh ở Tampa, Florida. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân cung cấp tầm nhìn, sự lãnh đạo, hướng dẫn học thuyết, nguồn lực và tổng quan để bảo đảm cho thành phần hải quân của các lực lượng hành quân đặc biệt sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhu cầu tác chiến của các tư lệnh tác chiến. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ có tổng quân số 5.400 người trong đó có 2.450 binh sĩ SEAL và 600 binh sĩ thuộc lực lượng Special Warfare Combatant-craft Crewmen. Bộ tư lệnh này cũng duy trì một lực lượng trừ bị khoảng 1.200 binh sĩ trong đó có 325 binh sĩ SEAL, 125 binh sĩ "Special Warfare Combatant-craft Crewmen" và 775 nhân sự hỗ trợ Xem tiếp >>[...]

  • Sĩ quan

    Các sĩ quan trong hải quân có cấp bậc lương từ O-1 đến O-10 trong đó bậc lương cao nhất là O-10; những người có bậc lương giữa O-1 đến O-4 được xem là các sĩ quan bậc thấp; O-5 và O-6 là cao cấp. Các sĩ quan từ bậc lương O-7 đến O-10 được gọi là các tướng soái (flag officer) hay "đô đốc". Việc thăng chức đến bậc lương O-8 (chuẩn đô đốc được dựa trên thành tích của một sĩ quan và do chính mình báo cáo và được cấp trên phê chuẩn. Việc thăng chức đến cấp phó đô đốc (O-9) và đô đốc (O-10) dựa trên vị trí công tác đặc biệt được giao phó và phải được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn. Cấp bậc trên đô đốc là thủy sư đô đốc (O-11) chỉ được gắn cho bốn sĩ quan trong thời Đệ nhị Thế chiến và chỉ có ý định tưởng thưởng trong lúc có chiến tranh được tuyên bố (tuyên chiến). Năm 1899, một cấp bậc thủy sư đô đốc có tên gọi tiếng Anh là "Admiral of the Navy" được tạo ra để tưởng thưởng cho đô đốc George Dewey, anh hùng của cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nhưng với điều kiện cấp bậc này không còn hiện hữu khi ông mất.[28][29] Các sĩ quan thường được chia thành hai nhóm là sĩ quan chủ lực và sĩ quan công chính. Đến lượt sĩ quan chủ lực được phân ra thành hai nhóm nhỏ là có giới hạn và không giới hạn. Sĩ quan chủ lực không giới hạn là thuộc thành phần tư lệnh tác chiến và có quyền chỉ huy các con tàu, các phi đoàn không lực, và các đơn vị hành quân đặc biệt. Các sĩ quan chủ lực có giới hạn thì tập trung vào các lĩnh vực không liên quan đến tác chiến như kỹ thuật và bảo trì; nhóm này không đủ chuẩn để chỉ huy các đơn vị tác chiến. Các sĩ quan công chính là những chuyên viên trong những lĩnh vực chuyên môn của họ và không có liên quan đến quân sự như y tế, khoa học, luật pháp hay kỹ sư công chính. Xem tiếp >>[...]

  • Hải quân Hoa Kỳ

    Hoạt động 13/10/1775[1]–đến nay Quốc gia Hoa Kỳ Quân chủng Hải quân Lực lượng 319.950 người 284 tàu chiến +3700 phi cơ 11 Hàng không mẫu hạm 9 tàu tấn công đổ bộ 8 tàu vận tải viễn chinh 12 tàu vận tải bến 22 Tuần dương hạm 62 khu trục hạm 23 khinh hạm 3 tàu tác chiến duyên hải 71 tàu ngầm Bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bộ Hải quân Hoa Kỳ Tổng hành dinh Ngũ Giác Đài Khẩu hiệu "Non sibi sed patriae" (không vì mình mà vì quốc gia) Màu sắc Hành khúc Anchors Aweigh Tham chiến Chiến tranh Cách mạng Mỹ Chiến tranh Mỹ-Mexico Nội chiến Hoa Kỳ Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha Chiến tranh Mỹ-Philippines Chiến tranh chống Nghĩa Hòa Đoàn Đệ nhất Thế chiến Đệ nhị Thế chiến Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh vùng vịnh Chiến tranh Kosovo Chiến tranh Afghanistan Chiến tranh Iraq Các tư lệnh Tư lệnh HQ Đô đốc Jonathan W. Greenert Tư lệnh phó HQ Đô đốc Mark Ferguson Phi cơ sử dụng Cường kích F/A-18AC/D, F/A-18E/F Super Hornet, F-35C Điện tử E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G Khu trục F/A-18C/D, F/A-18E/F Trực thăng UH-1, SH-3, CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60 Tuần tra P-3, P-8 Thám thính RQ-2 Huấn luyện F-5, F-16N, T-2C, T-6, T-34, T-39, T-44, T-45, TH-57 Vận tải C-2, C-12, C-20, C-40, C-130 . xem tiếp >> [...]

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Posted by Unknown
No comments | 21:34


Hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức được coi là có sức mạnh vượt trội so với những đối thủ khác trên thế giới.

Lịch sử phát triển
Vào những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, Tây Đức, Anh và Ý đã thảo luận về việc phát triển một mẫu pháo tự hành mới nhằm tăng cường hỏa lực yểm trợ gián tiếp và đã cho ra đời nguyên mẫu SP70.
Dự án SP70 sau đó đã bị hủy bỏ vì lúc bấy giờ pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn.
Tuy nhiên những kinh nghiệm trong việc phát triển SP70 vẫn được 3 quốc gia tận dụng, và kết quả là pháo tự hành AS90 Braveheart của Anh, Palmaria của Ý và Panzerhaubitze 2000 của Đức đã ra đời.
Nguyên mẫu pháo tự hành SP70
Nguyên mẫu pháo tự hành SP70
Năm 1987, Đức bắt đầu phát triển pháo tự hành thế hệ mới, đặt tên là Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000). Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và nhà thầu phụ của họ, Rheinmentall Landsysteme chịu trách nhiệm chính.
Đặc điểm của hệ thống
Khung gầm
Panzerhaubitze 2000 sử dụng một số phần của khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 với động cơ đặt phía trước.
Động cơ diesel tăng áp 8 xi lanh MTU MT881 Ka 500 với hộp số 4 cấp Renk HSWL 284C cung cấp 1.000 mã lực, cho tốc độ di chuyển tối đa 60 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 420 km, leo vách đứng cao 1,1 m, vượt hào rộng 3 m và lội nước sâu 1,5 m.
Hệ thống vũ khí và điều khiển hỏa lực
Panzerhaubitze 2000 sử dụng pháo chính cỡ nòng 155 mm/ L52 do Rheinmentall DeTec phát triển, nòng pháo dài 8,06 m được mạ chrome với thể tích buồng đạn là 23 lít, có thể bắn tất cả các loại đạn 155 mm tiêu chuẩn NATO.
Pháo được trang bị loa che lửa có rãnh nhằm tăng sơ tốc và hạn chế lửa chớp đầu nòng. Bên cạnh là khối nâng nắp bệ khóa nòng bán tự động và hệ thống đo nhiệt độ buồng đạn.
Loa che lửa đầu nòng của Panzerhaubitze 2000
Loa che lửa đầu nòng của Panzerhaubitze 2000
Cơ cấu nạp đạn của Panzerhaubitzer 2000 là bán tự động. Viên đạn sẽ được chọn từ máy tính và đưa từ khay xếp đạn vào bệ khóa nòng nhờ cánh tay máy, sau đó lính nạp đạn đặt liều phóng vào bên trong buồng đạn.
Vị trí trưởng xa của Panzerhaubitze 2000
Vị trí trưởng xa của Panzerhaubitze 2000
Phía trước nòng pháo là radar mảng pha đo sơ tốc đầu nòng. Dữ liệu từ radar sẽ được tải về máy tính trên khoang và tính toán cho hệ thống điều khiển hỏa lực để nạp dữ liệu bắn.
Nếu kíp chiến đấu và máy nạp đạn hoạt động thuần thục thì tốc độ bắn của pháo là 3 viên trong 8,4 giây; 12 viên trong 59,74 giây và 20 viên trong 1 phút 47 giây.
Vị trí xạ thủ (bên trái bệ khóa nòng) và bệ khóa nòng pháo
Vị trí xạ thủ (bên trái bệ khóa nòng) và bệ khóa nòng pháo
Cơ cấu quay tháp pháo và nâng pháo là cơ chế điện tự động thay vì hệ thống thủy lực vì độ an toàn và độ tin cậy cao hơn. Góc phương vị của tháp pháo là 360o, góc tà của pháo là -2.5o - +65o .
Thiết bị điều chỉnh và đặt pháo vào vị trí bắn do Honeywell Maintal phát triển và lắp trên giá đỡ. Thiết bị này sẽ xác định hướng, vị trí và độ cao của pháo so với mặt nước biển để điều chỉnh góc và hướng vào vị trí bắn tốt nhất.
Máng trượt đẩy đạn vào bệ khóa nòng
Máng trượt đẩy đạn vào bệ khóa nòng
Hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 có thể sử dụng chế độ tự động hoạt động, bao gồm các kết nối dữ liệu bằng vô tuyến với hệ thống chỉ huy và kiểm soát bên ngoài (trinh sát pháo binh).
Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa được điều khiển bởi máy tính trên khoang MICMOS, cung cấp bởi EADS (trước đây là Daimler Chrysler Aerospace).
Nhờ chế độ tự động, các thao tác có thể được thực hiện bởi kíp chiến đấu chỉ có 2 người. Dữ liệu bắn được cung cấp bởi máy tính đường đạn, khẩu pháo được tự động đặt vào vị trí bắn và khai hỏa.
Khả năng bắn nhiều phát đạn đồng thời vào một mục tiêu (Multiple Rounds Simultaneous Impact/ MRSI) của Panzerhautbitzer 2000 có thể trút tới 4 viên vào mục tiêu cùng lúc.
Radar đo sơ tốc đầu nòng phía trên nòng pháo
Radar đo sơ tốc đầu nòng phía trên nòng pháo
Ngoài hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa, Panzerhaubitze 2000 còn được trang bị hệ thống ngắm quang học dự phòng. Vị trí trưởng xa lắp kính tiềm vọng nhìn toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80 nhằm chỉ thị mục tiêu trong trường hợp bắn thẳng.
Kính tiềm vọng Leica PERI-RTNL 80 có các kênh ngắm ban ngày lẫn ban đêm và hệ thống đo xa laser. Xạ thủ được trang bị kính ngắm Leica PzF TN 80 với các chức năng tương tự.
Hệ thống nạp đạn tự động vào trong xe và đạn pháo của Panzerhaubitze 2000
Hệ thống nạp đạn tự động vào trong xe do MOOG cung cấp, có thể nạp 60 viên đạn pháo và xếp vào khay đặt ở trung tâm khung gầm xe.
Cửa nạp đạn của hệ thống nạp đạn tự động vào trong xe trong trạng thái mở sẵn sàng nạp đạn
Cửa nạp đạn của hệ thống nạp đạn tự động vào xe trong trạng thái mở sẵn sàng nạp đạn
Lính nạp đạn đặt đạn pháo lên giá đỡ nằm ở phía sau xe, sau đó một máy đẩy bằng khí nén đẩy viên đạn vào trong xe, cánh tay máy tự động gắp đạn và xếp vào trong khay chứa ở trung tâm gầm xe. Chỉ với 2 lính nạp đạn có thể nạp 60 viên đạn trong 12 phút.
Không những nạp đạn, hệ thống này còn nạp cả liều phóng module vào trong khay chứa liều phóng (288 liều phóng module). Tổng trọng lượng xe sau khi nạp đủ 60 viên đạn pháo là 55 tấn.
Khay xếp đạn trong thân xe
Khay xếp đạn trong thân xe
Panzerhaubitze 2000 có thể bắn tất cả các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO như đạn L15A2 có tầm bắn 30 km và 40 km với đạn có động cơ rocket hỗ trợ, đạn M9703A1 V-LAP có tầm bắn 60 km.
Nó cũng có thể bắn đạn pháo dẫn đường bằng GPS Raytheon/ Bofors XM982 Excalibur với tầm bắn lên đến 60 km, đạn pháo với ngòi cảm biến SMArt 155 (Suchzünder Munition für die Artillerie 155) mang 2 đạn con diệt tăng.
Đạn pháo diệt tăng SMArt 155
Đạn pháo diệt tăng SMArt 155
Khả năng bảo vệ
Giáp trước của Panzerhaubitze 2000 dày 1 inch có thể chống được đạn 14,5 mm, mảnh pháo và đạn súng máy… Trên nóc tháp pháo có 1 khẩu súng máy 7,62 mm MG3 dùng để phòng vệ tầm gần.
Khẩu súng máy 7,62 mm MG3 trên nóc tháp pháo
Khẩu súng máy 7,62 mm MG3 trên nóc tháp pháo
Lịch sử tham chiến và quốc gia sử dụng
Vào tháng 8 năm 2006, quân đội Hà Lan đã dùng Panzerhaubitze 2000 bắn pháo vào Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan, trong chiến dịch Medusa.
Pháo Panzerhaubitze 2000 của Hà Lan trong chiến dịch Medusa
Pháo Panzerhaubitze 2000 của Hà Lan trong chiến dịch Medusa
Hiện nay Đức đang duy trì hoạt động 185 khẩu PZH 2000, cùng với 57 khẩu pháo của Hà Lan, 70 khẩu của Ý, 25 khẩu của Hy Lạp. Các quốc gia đặt mua là Croatia, Qatar và Lithuana.

0 nhận xét:

Tổng số lượt xem trang

23,958

Blog Archive

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

Sample text