• Sĩ quan

    Các sĩ quan trong hải quân có cấp bậc lương từ O-1 đến O-10 trong đó bậc lương cao nhất là O-10; những người có bậc lương giữa O-1 đến O-4 được xem là các sĩ quan bậc thấp; O-5 và O-6 là cao cấp. Các sĩ quan từ bậc lương O-7 đến O-10 được gọi là các tướng soái (flag officer) hay "đô đốc". Việc thăng chức đến bậc lương O-8 (chuẩn đô đốc được dựa trên thành tích của một sĩ quan và do chính mình báo cáo và được cấp trên phê chuẩn. Việc thăng chức đến cấp phó đô đốc (O-9) và đô đốc (O-10) dựa trên vị trí công tác đặc biệt được giao phó và phải được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn. Cấp bậc trên đô đốc là thủy sư đô đốc (O-11) chỉ được gắn cho bốn sĩ quan trong thời Đệ nhị Thế chiến và chỉ có ý định tưởng thưởng trong lúc có chiến tranh được tuyên bố (tuyên chiến). Năm 1899, một cấp bậc thủy sư đô đốc có tên gọi tiếng Anh là "Admiral of the Navy" được tạo ra để tưởng thưởng cho đô đốc George Dewey, anh hùng của cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nhưng với điều kiện cấp bậc này không còn hiện hữu khi ông mất.[28][29] Các sĩ quan thường được chia thành hai nhóm là sĩ quan chủ lực và sĩ quan công chính. Đến lượt sĩ quan chủ lực được phân ra thành hai nhóm nhỏ là có giới hạn và không giới hạn. Sĩ quan chủ lực không giới hạn là thuộc thành phần tư lệnh tác chiến và có quyền chỉ huy các con tàu, các phi đoàn không lực, và các đơn vị hành quân đặc biệt. Các sĩ quan chủ lực có giới hạn thì tập trung vào các lĩnh vực không liên quan đến tác chiến như kỹ thuật và bảo trì; nhóm này không đủ chuẩn để chỉ huy các đơn vị tác chiến. Các sĩ quan công chính là những chuyên viên trong những lĩnh vực chuyên môn của họ và không có liên quan đến quân sự như y tế, khoa học, luật pháp hay kỹ sư công chính. Xem tiếp >>[...]

  • Hải quân Hoa Kỳ

    Hoạt động 13/10/1775[1]–đến nay Quốc gia Hoa Kỳ Quân chủng Hải quân Lực lượng 319.950 người 284 tàu chiến +3700 phi cơ 11 Hàng không mẫu hạm 9 tàu tấn công đổ bộ 8 tàu vận tải viễn chinh 12 tàu vận tải bến 22 Tuần dương hạm 62 khu trục hạm 23 khinh hạm 3 tàu tác chiến duyên hải 71 tàu ngầm Bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bộ Hải quân Hoa Kỳ Tổng hành dinh Ngũ Giác Đài Khẩu hiệu "Non sibi sed patriae" (không vì mình mà vì quốc gia) Màu sắc Hành khúc Anchors Aweigh Tham chiến Chiến tranh Cách mạng Mỹ Chiến tranh Mỹ-Mexico Nội chiến Hoa Kỳ Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha Chiến tranh Mỹ-Philippines Chiến tranh chống Nghĩa Hòa Đoàn Đệ nhất Thế chiến Đệ nhị Thế chiến Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh vùng vịnh Chiến tranh Kosovo Chiến tranh Afghanistan Chiến tranh Iraq Các tư lệnh Tư lệnh HQ Đô đốc Jonathan W. Greenert Tư lệnh phó HQ Đô đốc Mark Ferguson Phi cơ sử dụng Cường kích F/A-18AC/D, F/A-18E/F Super Hornet, F-35C Điện tử E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G Khu trục F/A-18C/D, F/A-18E/F Trực thăng UH-1, SH-3, CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60 Tuần tra P-3, P-8 Thám thính RQ-2 Huấn luyện F-5, F-16N, T-2C, T-6, T-34, T-39, T-44, T-45, TH-57 Vận tải C-2, C-12, C-20, C-40, C-130 . xem tiếp >> [...]

  • Cơ sở và căn cứ trên bờ

    Các bộ tư lệnh đặt trách trên bờ tồn tại để hỗ trợ sứ mệnh của các hạm đội đi biển qua việc sử dụng các cơ sở vật chất trên bờ. Các cơ sở vật chất trên bờ rất là cần thiết cho các hoạt động liên tục và sẵn sàng của các lực lượng hải quân qua việc cung cấp nhiều dịch vụ như sửa chữa tàu, tiếp vận,... Nhiều bộ tư lệnh khác nhau hiện diện đã phản ánh được mức độ phức tạp của Hải quân Hoa Kỳ ngày nay gồm có các hoạt động tình báo hải quân đến viện huấn luyện nhân sự đến việc bảo trì các cơ sở vật chất. Hai bộ tư lệnh trông coi về việc sửa chữa và tiếp vận là Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân (Naval Sea Systems Command) và Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Không lực Hải quân (Naval Air Systems Command). Các bộ tư lệnh khác như Cục Tình báo Hải quân (Office of Naval Intelligence), Cơ quan Quan sát Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Observatory), và Đại học Chiến tranh Hải quân (Naval War College) tập trung vào chiến lược và tình báo. Các bộ tư lệnh đào tạo gồm có Trung tâm Chiến tranh Không lực và Tấn công Hải quân (Naval Strike and Air Warfare Center) và Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân duy trì một số bộ tư lệnh các lực lượng hải quân để điều hành các cơ sở vật chất trên bờ và phục vụ như các đơn vị liên lạc với các lực lượng trên bộ địa phương thuộc không quân và lục quân. Các bộ tư lệnh này nằm dưới quyền của các tư lệnh hạm đội. Trong thời chiến tranh, tất cả các lực lượng hải quân được tăng cường để trở thành các lực lượng đặc nhiệm của một hạm đội chính. Một số bộ tư lệnh lực lượng hải quân lớn hơn tại Thái Bình Dương gồm có Các lực lượng Hải quân tại Triều Tiên (Commander Naval Forces Korea), Các lực lượng Hải quân tại Marianas (Commander Naval Forces Marianas), và Các lực lượng Hải quân tại Nhật Bản (Commander Naval Forces Japan) Xem tiếp >>[...]

  • Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command)

    Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command) không chỉ phục vụ Hải quân Hoa Kỳ mà còn phục vụ toàn thể Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong vai trò là cơ quan vận tải quân dụng đường biển. Cơ quan này vận chuyển trang bị, xăng dầu, đạn dược, và các vật liệu hàng hóa khác cho Quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trên 95% đồ tiếp liệu cần thiết cho Quân đội Hoa Kỳ được Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự vận chuyển.[24] Cơ quan này có khoảng 120 tàu vận tải và khoảng 100 chiếc trừ bị. Bộ tư lệnh này là độc nhất vô nhị vì nhân lực trên các tàu của nó không phải là các quân nhân Hải quân hiện dịch mà là các nhân viên dân sự hay các thủy thủ thương mại hợp đồng. Xem tiếp >>[...]

  • Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Special Warfare Command)

    Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Special Warfare Command) được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1987 tại Căn cứ Đổ bộ Hải quân Coronado ở San Diego, California. Nó hoạt động như một thành phần hải quân của Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ (United States Special Operations Command) có tổng hành dinh ở Tampa, Florida. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân cung cấp tầm nhìn, sự lãnh đạo, hướng dẫn học thuyết, nguồn lực và tổng quan để bảo đảm cho thành phần hải quân của các lực lượng hành quân đặc biệt sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhu cầu tác chiến của các tư lệnh tác chiến. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ có tổng quân số 5.400 người trong đó có 2.450 binh sĩ SEAL và 600 binh sĩ thuộc lực lượng Special Warfare Combatant-craft Crewmen. Bộ tư lệnh này cũng duy trì một lực lượng trừ bị khoảng 1.200 binh sĩ trong đó có 325 binh sĩ SEAL, 125 binh sĩ "Special Warfare Combatant-craft Crewmen" và 775 nhân sự hỗ trợ Xem tiếp >>[...]

  • Sĩ quan

    Các sĩ quan trong hải quân có cấp bậc lương từ O-1 đến O-10 trong đó bậc lương cao nhất là O-10; những người có bậc lương giữa O-1 đến O-4 được xem là các sĩ quan bậc thấp; O-5 và O-6 là cao cấp. Các sĩ quan từ bậc lương O-7 đến O-10 được gọi là các tướng soái (flag officer) hay "đô đốc". Việc thăng chức đến bậc lương O-8 (chuẩn đô đốc được dựa trên thành tích của một sĩ quan và do chính mình báo cáo và được cấp trên phê chuẩn. Việc thăng chức đến cấp phó đô đốc (O-9) và đô đốc (O-10) dựa trên vị trí công tác đặc biệt được giao phó và phải được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn. Cấp bậc trên đô đốc là thủy sư đô đốc (O-11) chỉ được gắn cho bốn sĩ quan trong thời Đệ nhị Thế chiến và chỉ có ý định tưởng thưởng trong lúc có chiến tranh được tuyên bố (tuyên chiến). Năm 1899, một cấp bậc thủy sư đô đốc có tên gọi tiếng Anh là "Admiral of the Navy" được tạo ra để tưởng thưởng cho đô đốc George Dewey, anh hùng của cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nhưng với điều kiện cấp bậc này không còn hiện hữu khi ông mất.[28][29] Các sĩ quan thường được chia thành hai nhóm là sĩ quan chủ lực và sĩ quan công chính. Đến lượt sĩ quan chủ lực được phân ra thành hai nhóm nhỏ là có giới hạn và không giới hạn. Sĩ quan chủ lực không giới hạn là thuộc thành phần tư lệnh tác chiến và có quyền chỉ huy các con tàu, các phi đoàn không lực, và các đơn vị hành quân đặc biệt. Các sĩ quan chủ lực có giới hạn thì tập trung vào các lĩnh vực không liên quan đến tác chiến như kỹ thuật và bảo trì; nhóm này không đủ chuẩn để chỉ huy các đơn vị tác chiến. Các sĩ quan công chính là những chuyên viên trong những lĩnh vực chuyên môn của họ và không có liên quan đến quân sự như y tế, khoa học, luật pháp hay kỹ sư công chính. Xem tiếp >>[...]

  • Hải quân Hoa Kỳ

    Hoạt động 13/10/1775[1]–đến nay Quốc gia Hoa Kỳ Quân chủng Hải quân Lực lượng 319.950 người 284 tàu chiến +3700 phi cơ 11 Hàng không mẫu hạm 9 tàu tấn công đổ bộ 8 tàu vận tải viễn chinh 12 tàu vận tải bến 22 Tuần dương hạm 62 khu trục hạm 23 khinh hạm 3 tàu tác chiến duyên hải 71 tàu ngầm Bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bộ Hải quân Hoa Kỳ Tổng hành dinh Ngũ Giác Đài Khẩu hiệu "Non sibi sed patriae" (không vì mình mà vì quốc gia) Màu sắc Hành khúc Anchors Aweigh Tham chiến Chiến tranh Cách mạng Mỹ Chiến tranh Mỹ-Mexico Nội chiến Hoa Kỳ Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha Chiến tranh Mỹ-Philippines Chiến tranh chống Nghĩa Hòa Đoàn Đệ nhất Thế chiến Đệ nhị Thế chiến Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh vùng vịnh Chiến tranh Kosovo Chiến tranh Afghanistan Chiến tranh Iraq Các tư lệnh Tư lệnh HQ Đô đốc Jonathan W. Greenert Tư lệnh phó HQ Đô đốc Mark Ferguson Phi cơ sử dụng Cường kích F/A-18AC/D, F/A-18E/F Super Hornet, F-35C Điện tử E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G Khu trục F/A-18C/D, F/A-18E/F Trực thăng UH-1, SH-3, CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60 Tuần tra P-3, P-8 Thám thính RQ-2 Huấn luyện F-5, F-16N, T-2C, T-6, T-34, T-39, T-44, T-45, TH-57 Vận tải C-2, C-12, C-20, C-40, C-130 . xem tiếp >> [...]

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Posted by Unknown
No comments | 22:43
Không tráng lệ hào hoa như những đô thị sang trọng hay kì vĩ như những danh thắng tự nhiên nhưng những ngôi làng dưới đây lại mang vẻ đẹp độc đáo khiến bạn phải tròn mắt.


1. Thị trấn khiến bạn phải mê đắm Garmisch-Partenkirchen thuộc vùng núi Zugspitze, ngọn núi cao nhất nước Đức với độ cao gần 3000m. Garmisch và Partenkirchen vốn là 2 thị trấn riêng biệt, chúng được hợp nhất vào Thế vận hội Olympic mùa đông năm 1936.



2. Hình ảnh trên chỉ là một trong rất nhiều ngôi làng được xây dựng để hỗ trợ cho các tu viện thuộc dãy núi Himalayas, Tây Tạng. Điểm đặc biệt là bạn chỉ có thể đến với ngôi làng xinh đẹp này bằng cách đi bộ hoặc đi ngựa.



3. Reine là một ngôi làng đánh cá tọa lạc tại hòn đảo thơ mộng Moskenesøya, Na Uy. Chỉ có dân số vỏn vẹn 329 người nhưng Reine tự hào được bình chọn là ngôi làng đẹp nhất đất nước Na Uy.




4. Faroe là một quần đảo bí ẩn thuộc vùng đảo Bắc Scotland. Nhiều năm trước việc tiếp cận hòn đảo xinh đẹp này khá khó khăn do sự cản trở của những vách đá dốc đứng và chỉ có duy nhất một lối cầu thang đi lên được xây dựng vào thời Thế Chiến II.



5. Colmar được mệnh danh là thành phố rượu vang, thuộc vùng Alsatian, Pháp. Được thành lập vào những năm 1200, thị trấn cổ xưa này còn được biết đến với cái tên “Venice thu nhỏ” nhờ vẻ đẹp rực rỡ của con đường sông chảy quanh những dãy phố thời trung cổ.



6. Năm 900 trước Công nguyên, người dân xứ Phênixi đã đến đất nước Malta và xây dựng nên bến cảng giao thương sầm uất Marsaxlokk. Ngày nay, thị trấn là nơi cung cấp cá chính cho quốc đảo này và nổi tiếng với đa dạng nhiều loại cá.



7. Ẩn nấp sau những ngọn núi đẹp như tranh vẽ, thị trấn Bled, Slovenia được thành lập vào năm 1004. Nó đẹp đến mức từng được Hoàng đế La Mã trao tặng cho giám mục xứ Brixen. Thị trấn với 5000 cư dân này nổi tiếng với những spa chăm sóc sức khỏe lộng lẫy nhất cả nước.



8. Hallstatt, một trong những thị trấn lâu đời nhất nước Áo,được thành lập vào năm 5000 trước Công nguyên với mục đích khai thác mỏ muối khổng lồ ở ngọn núi quanh thị trấn. Cho đến ngày nay, công việc khai thác muối vẫn được tiếp tục tuy nhiên Hallstatt còn được biết đến là một trong những thị trấn đẹp nhất nước Áo.





9. Có thể ví Manarola, Italy như một cầu vồng quyến rũ với những ngôi nhà rực rỡ sắc màu san sát nhau trên sườn núi đá. Ngôi làng lâu đời nhất nước Ý này nổi tiếng với một nhà thờ cổ kính xây dựng từ năm 1338. Ngày nay thị trấn sặc sỡ này còn được biết đến với rượu vang ngon tuyệt và những bức tranh của danh họa nổi tiếng Antonio Discovolos.



10. Bibury là một trong những ngôi làng lộng lẫy nhất nước Anh với dáng vẻ chẳng mấy thay đổi so với hàng trăm năm trước.




11. Thị trấn Annecy, Pháp được cho là còn đẹp hơn cả dãy núi French Alps quây quanh nó. Xây dựng gần một tòa lâu đài từ thế kỉ 14, thị trấn được chia nhỏ bởi nhiều kênh đào và những dòng suối nhỏ đổ ra Hồ Annecy xanh biếc.



12. Goreme, Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng vào thời kì La Mã, tọa lạc giữa một vùng đồi đá. Địa hình đá tự nhiên đã trở thành nền móng vững chắc cho thị trấn vậy nên đến ngày nay nhiều công trình kiến trúc cổ đại vẫn khá kiên cố. Nhiều nhà thờ tại đây được tạo thành bằng cách trạm khắc trực tiếp vào núi đá.



13. Leavenworth, Washington, Hoa Kỳ ban đầu chỉ là một cộng đồng nhỏ được xây dựng năm 1906 và còn gặp một số khó khăn về kinh tế. Năm 1962, chính quyền địa phương đưa ra ý tưởng cải tạo thị trấn trở nên đẹp đẽ như ngày nay với mục đích hỗ trợ ngôi làng nhỏ vượt qua khó khăn tài chính bằng việc phát triển dịch vụ du lịch.



14. Queenstown, New Zealand được xây dựng xung quanh hồ Wakatipu xinh đẹp với quang cảnh hùng vĩ của đỉnh Walter và dãy Remarkable. Hai nhà thám hiểm người châu Âu William Gilbert Rees và Nicholas von Tunzelmann là những người đầu tiên khám phá ra vùng đất này vào năm 1860.



15. Những ngôi làng ở Jiuzhaigou, Trung Quốc trước đây ít được biết đến bởi chúng từng là thành trì của quân đội. Ngày nay, đây là khu du lịch nổi tiếng nhờ hệ thống các hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng.
Tiếp tục với những điểm đến làm mê đắm lòng người của phần 1 là những thị trấn, ngôi làng ở phần 2 với vẻ đẹp long lanh không kém phần.



16. Shirakawa-go là một ngôi làng Nhật Bản truyền thống. Những ngôi nhà ở đây đều có phần mái được làm đặc biệt dốc để mưa và tuyết rơi thẳng xuống.



17. Thị trấn xinh đẹp Pucón được biết đến là “thành phố khám phá” của Chilê với nhiều địa điểm thích hợp cho các hoạt động giải trí ngoài trời như trượt tuyết và chèo thuyền kayak.



18. Morro de São Paulo, Brazil thanh bình đến mức bạn chỉ có thể đến đây bằng thuyền vì ô tô không được phép hoạt động tại hòn đảo này.



19. Albarracin là một ngôi làng trung cổ thuộc miền bắc Tây Ban Nha. Các tác phẩm hội họa trong hang đá tại Công viên văn hóa Albarracin là một trong những dấu tích quan trọng của nghệ thuật tiền sử Cận đông.



20. Chefchaouen, Ma-rốc nổi tiếng với những tòa nhà màu xanh dương êm dịu. Chỉ cách đó một đoạn đường đi bộ ngắn, bạn còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi Riff và thác nước d’Akchour.



21. Thị trấn Amêdî, khu tự trị Kurdistan luôn rực rỡ với những ngôi nhà sắc màu nằm trên cao nguyên rộng lớn cao trên 1.000m so với mực nước biển.



22. Chichilianne là một ngôi làng nhỏ chỉ với 200 dân cư, thuộc vùng núi An-pơ, Pháp.



23. Pucisca, Croatia hay còn được biết đến với cái tên Đảo Brac là nơi sản xuất ra loại đá chất lượng nhất của Châu Âu.



24. Camden là một thị trấn thuộc Maine, Hoa Kì với dân số khoảng 5000 người. Tuy nhiên số lượng dân cư tại đây có thể tăng gấp 3 lần vào các tháng mùa hè với du khách từ khắp nơi đổ đến.



25. Vestmannaeyjar nằm trên một hòn đảo lớn thuộc bờ biển phía nam của Iceland. Hòn đảo này nổi tiếng với sự đa dạng của tự nhiên, bao gồm 150 loài thực vật và hàng triệu chú chim làm tổ khắp các vách đá.



26. Vịnh Byron thuộc tiểu bang New South Wales, Úc được đặt tên theo sĩ quan hải quân John Byron. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng với du khách trong nước và quốc tế.



27. Chỉ có dân số khoảng 7.000 người nhưng Ericeira, Bồ Đào Nha lại sở hữu tới 40 bãi biển. Được xây dựng vào những năm 1200, Ericeira còn nổi tiếng với loài nhím biển độc đáo.



28. Thị trấn Eze, Pháp bao gồm nhiều ngôi làng nhỏ, trải dài từ bờ biển French Riveria tới một đỉnh đồi với cảnh đẹp mê hồn. Có dân số chưa tới 3.000 người, tuy nhiên Eze là một thị trấn khá lâu đời, được thành lập từ năm 2000 trước Công nguyên.



29. Tenby là một thị trấn bên bờ biển thuộc miền nam xứ Wales. Đây là khu du lịch nổi tiếng với những bãi biển còn nguyên sơ và nhiều di tích tường thành cổ xưa còn sót lại. Tenby trong ngôn ngữ của người Wales có nghĩa là “thành phố nhỏ của loài cá”.



30. Từ cách đọc tên cho đến phương tiện đi lại đều khá khó khăn, Ittoqqortoormiit, Greenland là một thị trấn nhỏ bé mà rực rỡ, nằm bên bờ con sông băng dài nhất thế giới.

0 nhận xét:

Tổng số lượt xem trang

Blog Archive

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

Sample text